Uống rượu bia khi dùng thuốc- những tác hại
Có thể bạn chưa biết, gần 1000 hoạt chất trong thuốc sẽ tương tác khi sử dụng đồng thời với rượu, có thể làm tăng hoạt giảm tác dụng của thuốc, mang nguy cơ dẫn đến nhiều tác dụng không lường trước lên sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Ở những bệnh nhân đang điều trị, cần hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia. Đặc biết ở các dịp lễ Tết, hội hè, hạn chế tụ tập với bạn bè,…
Rượu bia chuyển hóa 90% qua gan và gan cung là nơi chưa men giúp chuyển hóa hầu hết loại thuốc. Do đó, sự liên quan giữa việc sử dụng thuốc và uống rượu là không tránh khỏi.
Uống rượu khi dùng một số loại thuốc điển hình
Thuốc chẹn alpha (clonidin, cloxazosin): dẫn đến hạ huyết áp quá mức.
Thuốc chẹn beta (carvedilol, propranolol, atenolol, acebutolol, metoprolol, nebivolol,…) gây giảm huyết áp. Gây nhức đầu, chóng mặt, ngất xỉu, loạn nhịp tim.
Nitroglycerin và isosorbide: thuốc giãn mạch, chống đau thắt ngực. Sử dụng đồng thời với rượu gây trầm cảm, hạ huyết áp.
Thuốc điều trị tim mạch tương tác rất cao với rượu
Nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc điều trị tim mạch tương tác rất cao với rượu bia (24%). Đặc biệt là thuốc điều trị chứng tăng huyết áp. Thực tế, rượu làm giảm huyết áp khi sử dụng, vì vậy, khi thuốc điều trị tăng huyết áp và rượu sử dụng đồng thời gây tác dụng cộng hưởng lên huyết áp của bệnh nhân. Từ đó giảm huyết áp trầm trọng và dẫn đến tử vong.
Thuốc điều trị Cholesterol máu tác động khi uống rượu
Chất ức chế HMG-CoA reductase, hay statins là những thuốc được kê đơn rộng rãi điều trị cholesterol/ lipid trong máu tăng cao. Tuy vậy, sử dụng các thuốc trong nhóm này với rượu dẫn đến nguy cơ tăng quá mức hàm lượng triglyceride làm tổn thương gan ngay cả khi chỉ uống một lượng nhỏ rượu. Do đó, sử dụng rượu làm tổn thương gan (buồn nôn, nôn, đau dạ dày, sốt, da vàng hoặc da trắng mặt, mệt mỏi quá mức, triệu chứng giống cúm). Việc theo dõi gan thường xuyên là cần thiết khi sử dụng nhóm thuốc này.
Tác động xấu đến bệnh đái tháo đường
Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) typ 1 hoặc typ2, kiểm soát tốt lượng đường trong máu là ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt đối với những bệnh nhân khó kiểm soát mức đường huyết, việc sử dụng rượu làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Nguyên nhân là làm rỗi loạn nồng độ glucose trong máu.
Sử dụng rươu hoặc thức uống có cồn trong thời gian dài với bệnh nhân áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt thì làm tăng lượng glucose huyết. Ngược lại, bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng kém, làm hạ đường huyết nghiêm trọng. Kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, nhịp tim nhanh…
Đặc biệt lưu ý khi sử dụng rượu với metformin làm tăng nguy cơ nhiễm axit lactic. Gây tác dụng phụ như buồn ngủ, nhịp tim chậm, cảm lạnh, đau cơ, thở dốc, đau dạ dày.
Thêm vào đó, nhiều nhóm thuốc khác bao gồm kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin H2, thuốc chống loạn nhịp tim, an thần gây ngủ, thuốc giảm đau, chống viêm… Vì vập, người bệnh phải hạn chế rượu bia khi sử dụng thuốc điều trị bệnh. Cần thiết nên hỏi ý kiến bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn về việc sử dụng rượu bia khi uống thuốc.
Không uống rượu khi dùng thuốc

Uống rượu bia khi dùng thuốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Để tránh xảy ra tương tác với rượu và bia khi sử dụng thuốc điều trị bệnh. Là đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc và tình trạng sức khoẻ của bạn.
- Tuyệt đối không sử dụng đồng thời thuốc điều trị bệnh với rượu. Nên ngừng sử dụng rượu ít nhất 1 ngày trước hoặc sau khi dùng thuốc. Báo cáo với bác sĩ/ dược sĩ để tránh tương tác không mong muốn xảy ra.
- Nếu cần thiết sử dụng thuốc sau khi đã sử dụng rượu, bia hoặc thức uống có cồn nên sử dụng cách ít nhất 2 tiếng và hỏi ý kiến dược sĩ/bác sĩ để tránh tương tác nguy hiểm xảy ra.
- Không sử dụng rượu, bia hoặc thức uống có cồn khi bụng đói. Chỉ nên sử dụng 1 hoặc 2 ly/ngày và
Xem thêm bài viết chuyên mục “đời sống – sức khỏe” của Tân Việt Mỹ: