Tổng quan bệnh sỏi thận
Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận – sạn thận hình thành khi chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng ở bàng quang, niệu quản, thận,… Các chất khoáng lâu ngày tích tụ thành tinh thể rắn hoặc tinh thể Calci (có chưa Canxi). Kích thước của những viên sạn thận có thể lên tới vài cm.
Nguyên nhân sỏi thận hình thành là lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi nhận biết cơ thể có một trong hai triệu chứng trên trong nhiều ngày, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám.
Trường hợp sỏi thận có kích thước nhỏ thì sẽ được tống ra ngoài khi đi tiểu. Mặc khác, những viên sỏi lớn có thể gây tắc đường dẫn nước tiểu gây nhiều hậu quả khôn lường. Khi mà những viên sỏi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang… Sỏi cọ sát dẫn tới tổn thương những cơ quan này.
Tác nhân gây bệnh sỏi thận
-
Lạm dụng thuốc gây sỏi thận
Theo thống kê của các chuyên gia y tế Anh quốc chỉ ra rằng việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Nhóm kháng sinh được nhắc tới như sau: Cephalosporin, Penicillin… Ngoài ra, việc tự kê đơn, sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn bác sĩ cũng gây bệnh sỏi thận.
-
Mắc sỏi thận vì chế độ ăn uống xấu
Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn. Đồng nghĩa các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
-
Uống ít nước

Lượng nước đi qua thận không đủ để đào thải ra ngoài làm ứ nước. Tăng nguy cơ sạn thận
Nước đưa vào cơ thể đi qua thận lọc quá ít không đủ để đào thải ra ngoài. Dẫn tới nước tiểu bị ứ đọng trong thận, do đó nước tiểu trở nên đậm đặc. Tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây bệnh sỏi thận.
-
Mất ngủ tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
Trong quá cơ thể chìm vào giấc ngủ, mô thận có chức năng tự tái tạo tổn thương. Khi mà cơ thể không được nghỉ ngủ đủ giấc hoặc mất ngủ kéo dài. Chức năng này liên tục không được thực hiện lâu ngày dẫn tới nguy cơ sỏi thận.
-
Nhịn ăn sáng
Dịch từ túi mật tiết ra đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Vào buổi sáng – khi mật tiết ra nhiều nhất, khi cơ thể đang cần nhiều năng lượng sau một giấc ngủ dài. Nhịn ăn sáng khiến mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.
-
Nhịn tiểu cũng có thể gây ra sỏi thận
Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến sự lắng đọng. Khi lượng calci tích tụ lại đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.
Triệu chứng bệnh sỏi thận
-
Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới vì sỏi thận
Niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Khi sỏi thận được hình thành ở niệu quản, sẽ gây ra sự cọ sát, tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau lưng. Đau lưng có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sường và bắp đùi.

Bệnh sỏi thận có thể gây ra triệu chứng đau lưng.
-
Bệnh sỏi thận gây khó khăn cho việc tiểu tiện
Đau khi đi tiểu: Sỏi thận có trong niệu quản tới bàng quàng hoặc từ bàng quang tới niệu đạo (vị trí cuối cùng tống nước tiểu ra ngoài) sẽ gây đau, buốt khi đi tiểu.
Tiểu ra máu: Sỏi thận ở trong niệu quản, bàng quang, niệu đạo lâu ngày. Cọ sát khi sỏi di chuyển dẫn tới những tổn thương. Tùy thuộc vào những tổn thương mà biểu hiện ra màu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Tệ hơn phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.
Tiểu dắt, tiểu són: Khi có sỏi ở niệu quản hay bàng quan, người bệnh sẽ hay có cảm giác buồn tiểu. Tuy nhiên khi đi tiểu lượng nước tiểu lại rất ít. Chính vì vậy khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra khi sỏi ở niệu quản gây tắc, nước tiểu không xuống được bàng quang, ứ tại thận gây ra những cơn đau quặn thận,
-
Buồn nôn và nôn
Thận và ruột có mối liên kết với nhau qua các dây thần kinh. Khi bị sỏi thận có thể gây những ảnh hưởng tới tiêu hóa và khiến bạn bị buồn nôn, nôn.
-
Hay sốt và cảm giác ớn lạnh
Khi sỏi di chuyển dễ gây ra những tổn thương hoặc sỏi gây tắc ống tiểu làm nước tiểu không ra ngoài được. Do đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ngược dòng, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bệnh sỏi thận có đặc điểm là diễn biến âm thầm và dấu hiệu rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, dựa vào những triệu chứng nêu trên có thể kết luận rằng việc xuất hiện cơn đau quanh vùng lưng là dấu hiệu của bệnh sỏi thận.
Điều trị bệnh sỏi thận
-
Điều trị sỏi thận ngoại khoa
Ngày nay với công nghệ hiện đại, có rất nhiều phương pháp đước sử dụng, ưu điểm là phẫu thuật ít xâm lấn như: Nội soi tán sỏi qua da không cần mổ, tán sỏi nội soi, mổ nội soi… Hầu hết các bác sĩ sẽ cân nhắc bệnh nhân tới hướng điều trị ngoại khoa, lấy sỏi ra ngoài trong trường hợp kích thước sỏi quá lớn sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng cần được cấp cứu tức thời.
-
Điều trị sỏi thận nội khoa
Còn đối với trường hợp viên sỏi nhỏ trong giai đoạn đầu của bệnh sỏi thận, bệnh nhân được cân nhắc hướng điều trị nội khoa. Điều trị nội khoa được hiểu đơn giản là hỗ trợ, tạo điều kiện để bệnh nhân đái ra sỏi. Đây là phương pháp an toàn, phù hợp với đại đa số người bệnh, đem lại hiệu quả cao trong điều trị. Để đạt được hiểu quả tối ưu cần phải kết hợp các yêu cầu khi sử dụng thuốc như: Tăng khả năng bào mòn sỏi, rút ngắn thời gian điều trị. Tăng lượng nước đưa vào cơ thể đi qua thân giúp đưa sỏi ra ngoài dễ hơn. Chông viêm, chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa biến chứng.
Phòng ngừa bệnh sỏi thận

Phòng ngừa bệnh sỏi thận là biện pháp “rẻ” nhất cho tất cả chúng ta.
Xây dựng những thói quen sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp cơ thể tạo ra một hệ miễn dịch khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, khéo dài tuổi thọ.
Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm, người mắc bệnh sỏi thận có thể không nhận ra cho tới khi đi khám.. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới biến chứng suy thận. Do vậy việc cung cấp cá kiến thức về bệnh sỏi thận để sớm nhận biết cũng như phòng ngừa là điều quan trọng.
Xem thêm các bài viết liên quan đến bệnh lý ở thận của Tân Việt Mỹ: