Những bệnh lý liên quan đến thận
Thận là cơ quan quan trọng đảm nhận nhiệm quan trọng trong cơ thể là lọc máu, cần bằng muối và điện giải trong máu, điều chỉnh huyết áp,… Các bệnh ở thận làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống, tính mạng của bệnh nhận. Điển hình như là viêm cầu thận, sỏi thận, suy thận, ung thư thận,…
1. Suy thận
Suy thận là gì?
Bệnh suy thận cần được điều trị kịp thời tránh thận bị mất chức năng
Khi thận bị tổn thương thì sẽ dẫn đến giảm các chức năng của thận. Tùy theo thời gian thận bị tổn thương, bệnh suy thận có 2 nhóm chính: Suy thận mạn (bệnh thận mạn) và suy thận cấp (tổn thương thận cấp). Suy thận cấp là cấp độ nhẹ của bệnh suy thận, chỉ diễn ra trong vài ngày, có thể phục hồi một phần hoặc hoàn toàn chức năng thận sau khi được điều trị tích cực. Ngược lại, suy thận mạn nghiêm trọng hơn nhiều, không thể hồi phục hoàn toàn. Trong trường hợp này, biện pháp điều trị, can thiệp chỉ làm chậm và ngăn ngừa biến chứng của suy thận man. Lưu ý là khi chức năng thận giảm tới 90%, người bệnh phải điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.
Biến chứng của bệnh suy thận:
- Phù các chi, tăng huyết áp, phù phổi cấp vì giữ nước;
- Kali trong máu tăng, thiếu máu, nguy hiểm đến tính mạng;
- Mắc bệnh tim mạch, làm xương yếu đi, tăng nguy cơ gãy xương;
- Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương, khó tập trung, hay co giật và thay đổi tính cách;
- Cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn do suy giảm phản ứng miễn dịch.
Bệnh nhân bị suy thận nếu không điều trị kịp thời, thận sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn. Cơ thể mất chức năng thận có thể dẫn tới tử vong.
Nguyên nhân gây suy thận
- Nguyên nhân gây suy thận cấp: Chấn thương gây mất máu, phì đại tuyến tiền liệt, mất nước, tổn thương thận từ nhiễm trùng huyết, tổn thương thận sau khi sử dụng một số loại thuốc hoặc chất độc, biến chứng thai kỳ (sản giật và tiền sản giật);
- Nguyên nhân gây suy thận mạn: Ảnh hưởng của các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh thận đa nang, viêm ống thận mô kẽ, tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài (do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận hoặc một số bệnh ung thư), viêm đài bể thận tái phát nhiều lần, trào ngược bàng quang niệu quản (nước tiểu trào ngược lên thận).
Triệu chứng bệnh suy thận
Vì nguyên nhân là thận sở hữu khả năng bù trừ tốt nên giai đoạn đầu của suy thận rất khó phát hiện vì không có biến chứng. Khi các triệu chứng bắt đầu xảy ra thì bệnh đã ở giai đoạn trễ. Triệu chứng thường gặp của suy thận bao gồm: Mệt mỏi, ớn lạnh, rồi loạn giấc ngủ, buồn nôn, chán ăn, tiểu đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu ít hoặc nhiều hơn bình thường. Ở trường hợp nặng hơn, nước tiểu có máu, khó tiểu, hoa mắt chóng mặt, chuột rút, ngứa dai dẳng, phù các chi, đau ngực (do biến chứng tràn dịch màng tim) hoặc khó thở (do biến chứng phù phổi), hơi thở có mùi hôi, đau hông lưng.
Các phương pháp phòng ngừa suy thận
Phòng ngừa luôn là biện pháp ưu tiền hàng đầu áp dụng trong tất cả loại bệnh. Đây luôn là cách rẻ tiền nhất, có lợi cho sức khỏe nhất mà buộc cần phải tập trung vào.
- Duy trì huyết áp dưới 140/90 mmHg;
- Không hút thuốc lá;
- Kiểm soát nồng độ đường, cholesterol máu và tập thể dục hằng ngày, duy trì cân nặng;
- Bổ sung đủ nước trong những ngày nóng hoặc khi vận động ra nhiều mồ hôi, uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày;
- Áp dụng chế độ ăn giảm muối, giảm đạm và giảm dầu mỡ.
Điều trị bệnh suy thận
- Điều trị từ nguyên nhân gây bệnh: Một số loại suy thận có thể điều trị được nhưng đôi khi tổn thương thận vẫn tiếp tục chuyển biến xấu đi mặc dù đã kiểm soát tốt nguyên nhân gây bệnh. Ở suy thận mạn tỉnh hầu nhủ không có thuốc trị khỏi hoàn toàn, chỉ có thể giảm triệu chứng, giảm biến chứng và giảm tốc độ phát triển của bệnh.
- Điều trị suy thận giai đoạn giữa và cuối: Chức năng thận giảm còn dưới 50% là lúc các phương pháp điều trị như thẩm phân phúc mạc, chạy thận nhân tạo và ghép thận được áp dụng. Lưu ý đối với ghép thận, bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời để tránh đào thải thận đã ghép)
2. Sỏi thận
Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày
Sỏi thận hình thành khi các chất khoáng trong nước tiểu đọng lại ở thận, niệu quản, bàng quang,… các chất khoáng này lâu ngày hình thành những tinh thể rắng, kích thước có thể lên đến vài cm. Đối với những viên sạn, sỏi nhỏ thì có thể tống ra ngoài khi tiểu. Tuy nhiên, với những viên sỏi lớn thì có thể làm chèn, tắt đường dẫn nước tiểu và gây ra hậu quả khôn lường. Thêm vào đó những viên sỏi to khi di chuyển trong thận, bàng quang, nệu quản,.. suất hiện cọ sát, dẫn tới tổn thương.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
- Sử dụng thuốc, thuốc kháng sinh trong thời gian dài;
- Ăn quá mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ;
- Uống quá ít nước, không có đủ nước cho thận lọc và đào thải chất khoáng ra ngoài;
- Mô thận không được tái tạo vì mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài, gây tổn thương nặng hơn, dẫn đến sỏi thận;
- Nhịn ăn sáng thường xuyên làm mật tích tụ trong túi mật và ruột, dẫn đến sỏi thận;
- Nhịn tiểu: Làm các khoáng chất không được đào thải, lắng đọng trong thận gây sỏi thận.
Triệu chứng bệnh sỏi thận
- Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới;
- Đau khi đi tiểu, tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu són;
- Cảm giác buồn nôn và nôn ói;
- Hay sốt, có cảm giác ớn lạnh.
Phòng ngừa, giảm nguy cơ bệnh sỏi thận
- Uống đủ nước mỗi ngày: 2 – 3 lít/ngày;
- Hạn chế các sản phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như trà đá, soda, dâu tây, các loại hạt,…
- Ăn nhạt, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol;
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.
Điều trị bệnh sỏi thận
- Điều trị ngoại khoa: Lấy sỏi ra ngoài bằng các phương pháp nội soi tán sỏi qua da, mổ nội soi,…; phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn bệnh chuyển biến nặng, sỏi có kích cỡ lớn.
- Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc bào mòn sỏi, tăng lượng nước tiểu qua thận để đưa sỏi ra ngoài dễ dàng. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân sỏi thận giai đoạn đầu, sỏi có kích thước nhỏ.
3. Bệnh viêm cầu thận
Viêm cầu thận là gì?
Viêm cầu thận gây phù, tăng huyết áp, thiếu máu, thay đổi thành phần nước tiểu,…
Cầu thận, tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận bị tổn thương dẫn đến tình trạng viêm cầu thận. Viêm cầu thận là nguyên nhân gây ra các biểu hiện như phù, tăng huyết áp, thiếu máu, thay đổi thành phần nước tiểu,… Viêm cầu thận cần được chuẩn đoán, điều trị kịp thời tránh dẫn đến suy thận, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, thậm chí tử vong.
Viêm cầu thận cấp tính và viêm cầu thận mạn tính là 2 thể chính của viêm cầu thận:
Viêm cầu thân cấp là tình trạng viêm cấp tính lại cầu thận, xuất hiện sau khi nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A do nhiễm khuẩn ngoài da hoặc sau viêm họng, có thể hồi phục hoàn toàn sau 4-6 tuần điều trị.
Viêm cầu thận mạn là tình trạng viêm mạn tính tại cầu thận, bệnh tiến triển qua nhiều tháng, nhiều năm, dẫn đến xơ teo cả 2 thận, không hồi phục được kể cả khi điều trị tích cực.
Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận
- Viêm họng hay nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A ở một số type – là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm cầu thận cấp;
- Lupus ban đỏ hệ thống;
- Đái tháo đường;
- Bệnh thận IgA;
- Xơ hóa cầu thận khu trú;
- Tăng huyết áp không kiểm soát;
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc, hóa chất;
- Nguyên nhân khác: Viêm mạch nhỏ dạng nút, viêm cầu thận trong bệnh Osler,…
Triệu chứng bệnh viêm cầu thận
- Phù mặt, 2 chân, chủ yếu phù vào buổi sáng, chiều giảm phù;
- Tăng huyết áp, xuất hiện thường xuyên trong giai đoạn cấp, xuất hiện thỉnh thoảng với viêm cầu thận mạn. Tăng huyết áp kéo dài gây tổn thương đáy mắt, suy tim hoặc tai biến mạch máu não;
- Tiêu ra máu đại thể, nước tiểu có màu như nước rửa thịt, không đông. Mỗi ngày tiểu ra máu 1 – 2 lần, không thường xuyên, sau số lần tiểu ra máu thưa dần, 3 – 4 ngày bị một lần rồi hết hẳn;
- Biến đổi nước tiểu như thiểu niệu hoặc vô niệu;
- Suy tim, sốt nhẹ 37,5 – 38,5°C, đau vùng thắt lưng âm ỉ hoặc dữ dội, đau bụng, trướng bụng nhẹ, buồn nôn, đi lỏng, thiếu máu.
Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm cầu thận
- Giải quyết các ổ nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn mạn tính vùng họng, điều trị viêm tai giữa, cắt amidan hốc mủ,… và chốc đầu, sưng thấy mủ ngoài da;
- Điều trị bệnh nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A bằng kháng sinh;
- Không làm việc quá sức, tránh nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn;
- Theo dõi sau điều trị tối thiểu 1 năm;
- Chế độ ăn nhạt, hạn chế đạm trong trường hợp viêm cầu thận cấp có suy thận;
- Nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn cấp khoảng 2 – 4 tuần, sau giai đoạn cấp chỉ hoạt động thể lực nhẹ nhàng.
Không làm việc quá sức phòng ngừa viêm cầu thận
4. Bệnh viêm thận bể thận cấp
Viêm thận bể thận cấp là gì?
Viêm thận bể cấp gây sốt cao đột ngột, rét run, môi khô nứt nẻ, sức khỏe suy sụp nhanh
Viêm thận bể thận cấp là nhiễm khuẩn tiết niệu trên, gồm nhiễm khuẩn cấp tính các đài thận, bể thận, niểu quản và thu mô thận. Viêm thận bể thận dễ xuất hiện sau nhiễm khuẩn tiết niệu dưới, sau phẫu thuật hệ tiết niệu, tắt nghẽn đường niệu (do sỏi, khối u, xơ sau phúc mạc, có thai, hẹp bể thận niệu quản), có ổ viêm khu trú (viêm bàng quang, viêm trực tràng, viêm ruột thùa, viêm tuyến tiền liệt,…).
Triệu chứng viêm thận bể thận cấp
Các triệu chứng của viêm thận bể thận cấp gồm: Sốt cao đột ngột, rét run, môi khô nứt nẻ, sức khỏe suy sụp nhanh, đau vùng sườn lưng, đau âm ỉ hoặc dữ dội, lan xuống bàng quang và bộ phận sinh dục ngoài.
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị đau tức hố sườn lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, chán ăn, ăn không ngon, chướng bụng, buồn nôn, nôn ói,…
Biến chứng viêm thận bể thận cấp
Viêm thận bể thận là bệnh cấp tính, có biểu hiện nhiễm trùng rầm rộ. Bệnh cũng đáp ứng khá tốt với điều trị kháng sinh. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tích cực, bệnh có thể khỏi hẳn sau 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, nếu điều trị muộn hoặc không đúng, bệnh dễ tái phát, chuyển thành mạn tính, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, suy thận cấp, ứ mủ thận, hoại tử nhú thận, tăng huyết áp,… có thể dẫn tới tử vong.
5. Hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư còn được gọi là thận nhiễm mỡ là tình trạng thận hư thận yếu, gây viêm phù, nước tiểu có protein, máu giảm protein và tăng mỡ.
Nguyên nhân thận hư
- Thận hư nguyên nhân xuất phát từ tổn thương ở cầu thận làm suy giảm chức năng thận;
- Thận hư thứ phát – thận hư nhiễm mỡ do các bệnh hệ thống như tiểu đường, lupus ban đỏ, rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm trùng và tác động của một số loại thuốc điều trị ung thư.
Triệu chứng thận hư
- Phù toàn thân, có nguy cơ tràn dịch màng bụng, màng phổi, màng tim, màng tinh hoàn hoặc nặng hơn là dẫn tới phù não;
- Bệnh nhân tiểu ít, dưới 500ml/ngày;
- Mệt mỏi, ăn uống kém, dẫn đến biến chứng suy dinh dưỡng;
- Da xanh tái, mất ngủ, khó thở;
- Khi bệnh diễn tiến nặng có thể dẫn đến suy thận, nhiễm trùng, máu đông ở tĩnh mạch và hạ canxi rất nguy hiểm.
Điều trị hội chứng thận hư
Việc điều trị bệnh bao gồm tập trung vào các triệu chứng hoặc biến chứng, theo dõi cơ chế bệnh sinh để có hướng xử lý phù hợp. Các phương pháp điều trị cụ thể là:
- Điều trị giảm phù bằng cách sử dụng thuốc lợi tiểu;
- Điều trị tổn thương bên trong cầu thận. Tùy thuộc thể tổn thương là nguyên phát hay thứ phát mà sử dụng đúng loại thuốc thích hợp như thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc corticoid.
6. Bệnh ung thư thận
Ung thư thận là căn bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ 9 ở người trưởng thành
Ung thư thận là căn bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ 9 ở người trưởng thành, đứng thứ 3 trong số các loại ung thư hệ tiết niệu (sau ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang).
Nguyên nhân gây bệnh
Hiện, nguyên nhân gây ung thư thận vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các tác nhân được cho là gây ra ung thư thận gồm:
- Hút thuốc lá;
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại;
- Thừa cân, béo phì;
- Mắc bệnh thận giai đoạn cuối có lọc máu;
- Sử dụng thuốc giảm đau kéo dài;
- Yếu tố di truyền.
Triệu chứng ung thư thận
- Tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng, nâu hoặc thay đổi màu nhẹ;
- Đau vùng thắt lưng, thường xuất phát từ một bên sườn và vùng hông lưng, đau âm ỉ, liên tục và kéo dài;
- Có khối u vùng bụng;
- Mệt mỏi, thiếu máu, sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân, sốt.
Cách phòng ngừa ung thư thận
Vì chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư thận nên chưa có phương pháp phòng ngừa đặc hiệu. Dù vậy, mỗi người vẫn được khuyên nên áp dụng những điều sau để giảm nguy cơ mắc ung thư thận:
- Không hút thuốc lá;
- Hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích;
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao;
- Bảo hộ an toàn lao động theo đúng quy định.
Điều trị ung thư thận
- Ung thư thận giai đoạn sớm (1, 2): Phẫu thuật cắt bán phần hoặc toàn bộ thận, có thể cắt tuyến thượng thận. Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng kỹ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu bằng nhiệt để tiêu diệt khối u;
- Ung thư thận giai đoạn 3: Phẫu thuật cắt bỏ khối u thần kèm điều trị toàn thân bổ trợ. Nếu có thể sẽ cắt khối u di căn xa để giảm triệu chứng khó chịu;
- Ung thư thận giai đoạn cuối: Điều trị phẫu thuật giải phóng chèn ép nếu có, xạ trị giảm đau và chống chèn ép, giảm đau, điều trị đích và điều trị miễn dịch.
Hầu hết các bệnh thường gặp ở thận đều diễn biến âm thầm, người bệnh có thể không nhận ra cho tới khi bệnh diễn tiến nặng. Do đó, những người có nguy cơ cao mắc bệnh thận nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc kiểm tra khi có triệu chứng cảnh báo bệnh thận để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.