“Kiệt sức” là một chứng bệnh
Định nghĩa “kiệt sức”
Được sử dụng lần đầu vào năm 1970 bởi nhà tâm lí học người Mỹ Herbert Freudenberger. Từ “kiệt sức” miêu tả hậu quả của việc bị stress nặng.
Kiệt sức (tên tiếng Anh là Burnout) hiện nay đang là một hiện tượng thường gặp và nhận được sự quan tâm từ cộng đồng.
Ngày nay, từ này được dùng rộng rãi hơn vì kiệt sức có thể gặp ở bất cứ người nào, từ những người tham danh vọng, nghệ sĩ nổi tiếng cho đến những công nhân làm việc quá sức.
WHO lần đầu công nhận kiệt sức là một chứng bệnh trong danh sách “phân loại quốc tế về các chứng bệnh (ICD)”, là cơ sở chẩn đoán và hỗ trợ bảo hiểm y tế.
Theo WHO, kiệt sức là hội chứng phát sinh từ căng thẳng tột độ tại nơi làm việc trong thời gian dài. Thông tin này được cập nhập trong danh sách các chứng bệnh và thương tật. Quyết định trên được công nhận trong phiên họp của Hội đồng Y tế thế giới tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 27/5
3 triệu chứng chính của kiệt sức:
- Trì trệ về tinh thần và thể chất
- Trạng thái tiêu cực với công việc hiện tại
- Giảm hiệu suất công việc

Kiệt sức ở nơi làm việc là tình trạng khá phổ biến.
Kiệt sức có thể bị nhầm lẫn với hội chứng mệt mỏi mãn tính. WHO nêu rõ hội chứng “kiệt sức” đề cập cụ thể hiện tượng trong môi trường làm việc. Không được áp dụng ở các môi trường khác trong đời sống.
Theo khảo sát ở Phần Lan, nam nhiên viên có xu hướng xin nghỉ phép dài hơn so với nhân viên nữ khi cả hai cảm thấy kiệt sức trong công việc.
Báo VTV news cho biết, bảo tàng Louvre nổi tiếng ở Paris, Pháp phải buộc đóng cửa vì nhân viên lao động kiệt sức vì thiếu nhân lực vào ngày 27/5. Đây không phải là lần đầu tiên bảo tàng Louvre xảy ra tình trạng như trên.
Không chỉ bảo tàng Louvre, trong tất cả các ngành nghề. Nếu nhân viên cảm thấy kiệt sức, họ có xu hướng từ bỏ công việc đó để tìm kiếm công việc khác phù hợp hơn. Từ đó gây ra tình trạng khủng hoảng mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt.
Khắc phục hội chứng kiệt sức
1.Chọn công việc phù hợp
Có nhiều người không quá quan tâm hay chọn lựa kỹ nghề nghiệp mà mình sẽ làm. Thực tế một công việc bản thân cảm thấy thích thú sẽ là bệ phóng lớn cho bạn trong con đường thành công. Xác định được bản thân cảm thấy thích và hứng thú với công việc nào là một chuyện không hề đơn giản.
- Thứ nhất, xác định giá trị cốt lõi của mình: bạn giỏi nhất cái gì.
- Thứ hai là ngành nghề mà bạn cảm thấy đam mê, có thể theo đuổi trong thời gian dài.
- Thứ ba, chọn công ty mà mình có thể tin tưởng, cống hiến cho công ty đó.
2. Giữ tinh thần tích cực
Tinh thần tích cực là cực kỳ quan trọng, nó quyết định rất nhiều đến hiệu suất công việc, thái độ làm việc của bạn. Ngược lại nếu tinh thần tiêu cực sẽ dễ đưa ra những quyết định sai lầm. Do đó bạn cần phải rèn luyện để tinh thần luôn ở trạng thái tích cực. Lúc cảm thấy quá áp lực, có thể nghe một bài nhạc, xem chương trình giải trí sau đó tiếp tục làm việc.
Ngoài ra, xây dựng các thói quen có lợi cho sức khỏe cũng làm tinh thần thoải mái.
Chơi thể thao hằng ngày, không những giúp nâng cao sức khỏe, cơ thể thải chất độc hại ra ngoài. Hoạt động thể thao còn giúp tinh thần thoải mái, sảng khoái.
Tắm vào mỗi sáng, giúp cho cơ thể cảm thấy thoái mái, tự tin trong cả ngày làm việc. Tránh việc tinh thần dễ rơi vào trạng thái tiêu cực.
Xem thêm bài viết chủ đề “bệnh lý thường gặp” của Tân Việt Mỹ: